Những thủ lĩnh khủng bố khét tiếng đã bị Mỹ tiêu diệt
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức vừa ra quyết định khởi tố bị can Trương Thanh Tịnh (biệt danh là "Mr Lee", 35 tuổi, ở thành phố Thủ Đức). Theo điều tra, bị can này đã sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của một bà chủ thẩm mỹ viện nổi tiếng tại TP.HCM. Đáng chú ý, tại cơ quan điều tra, bị can này thừa nhận các thông tin mà mình đăng tải phần lớn được thu thập từ mạng xã hội, nghe kể lại hoặc tự suy diễn, chưa qua kiểm chứng hay xác thực.Ngày 18.1.2025, đại diện Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trương Thanh Tịnh (Mr.Lee) để điều tra về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân".44 dự án bất động sản tại TP.HCM được tháo gỡ khó khăn
Nhắc đến ca sĩ Như Hảo, khán giả nhớ đến loạt ca khúc như Hỏi nàng xuân, Hương xưa… Với hơn hai thập kỷ hoạt động nghệ thuật cùng kinh nghiệm ngồi “ghế nóng” tại các sân chơi âm nhạc, giọng ca gốc Tây Ninh mang đến nhiều góc nhìn khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình. Chia sẻ về vai trò này, Như Hảo nói khi nhìn các thí sinh, cô bồi hồi nhớ về quãng thời gian là thí sinh của Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1992. Thời điểm đó, nữ ca sĩ thừa nhận bản thân vừa nhiệt huyết nhưng cũng không khỏi bỡ ngỡ. “Nhìn các bạn dự thi, tôi nhớ đến hình ảnh của bản thân ngày trước, cũng lo lắng, căng thẳng khi lên sân khấu vì lo tập trung nhớ bài thi. Tuy nhiên, hiện tại các bạn thí sinh vững chãi, có nhiều kinh nghiệm sân khấu hơn so với tôi ngày trước”.Nhắc đến thời điểm tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP.HCM 1992, ca sĩ Như Hảo bày tỏ: “Tôi thấy những cuộc thi âm nhạc ở thời điểm hiện tại sinh động hơn, có nhiều đất để các thí sinh thể hiện tài năng của mình. Nói thế không có nghĩa là so sánh vì mỗi thời điểm mỗi cuộc thi sẽ có cách tổ chức khác nhau. Và tôi biết ơn vì Tiếng hát Truyền hình TP.HCM đã đưa tôi đến gần với công chúng”.Bước ra từ một sân chơi âm nhạc với giải thưởng cao nhất, ca sĩ Như Hảo nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca được yêu mến. Thế nhưng khi ở “đỉnh cao” của sự nghiệp, giọng ca gốc Tây Ninh để lại nhiều tiếc nuối khi lui về hậu phương vun vén tổ ấm. Từng là nữ ca sĩ được “săn đón” tại khắp các sân khấu, khi trở thành người phụ nữ của gia đình, Như Hảo chưa bao giờ ngừng nghĩ về ca hát và luôn chất chứa khát khao trở lại sân khấu.Chọn cách tạm dừng sự nghiệp ca hát để chăm lo gia đình, Như Hảo ngậm ngùi khi hai cuộc hôn nhân đều có kết quả không như mong muốn. Hậu đổ vỡ, giọng ca gốc Tây Ninh “nương tựa” vào âm nhạc. Với chị, âm nhạc chính là “liều thuốc” chữa lành cho trái tim của mình: “Với nhiều người, âm nhạc chính là liều thuốc chữa lành cho trái tim nhưng với tôi, không những chữa lành cho trái tim mà còn là động lực để tôi cố gắng trong mọi hoàn cảnh, vấn đề trong cuộc sống. Khoảng thời gian đó, phần lớn tôi dựa dẫm vào bản thân mình”.Trải qua một thời gian lấy lại tinh thần sau những đổ vỡ trong đời sống tình cảm, ca sĩ Như Hảo quyết tìm lại “hào quang” của chính mình. Trong ngày đầu trở lại sân khấu sau hơn 10 năm gián đoạn, giọng ca 7X vỡ òa khi vẫn được khán giả đón nhận. Ca sĩ quê Tây Ninh hạnh phúc nói: “Khi tôi xuất hiện trên sân khấu sau nhiều năm gián đoạn, tôi bất ngờ khi khán giả vẫn còn nhớ đến mình, thậm chí họ còn gửi tin nhắn động viên tôi. Rồi tôi nhận ra đó chính là động lực để tôi tiếp tục duy trì sự nghiệp ca hát cho đến nay”.Nhiều năm “vắng bóng” ở thị trường nhạc Việt, ca sĩ Như Hảo có màn trở lại tương đối khiêm tốn. Không quảng bá rầm rộ hay xuất hiện tại các sân khấu lớn nhỏ, cô chọn cách tham gia một vài gameshow về ca nhạc hay xuất hiện trên các đài truyền hình với vai trò giám khảo cuộc thi và thu âm băng đĩa. Bên cạnh đó, cô còn sắp xếp thời gian để gần gũi với con gái của mình.
Công trình thanh niên xây dựng 'Không gian sáng tạo trẻ'
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Đế chế đồ chơi 'blind box' nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills
Liên quan đến vụ ồn ào kẹo rau củ của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs, mới đây, Nguyễn An - chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking (hơn 866.000 lượt theo dõi) vừa có những chia sẻ đáng chú ý. Trước đó, người này từng đăng tải 2 video để quảng bá cho sản phẩm này thông qua hình thức tiếp thị liên kết, nhận tiền hoa hồng.Khi vụ ồn ào về kẹo Kera bùng nổ trên mạng xã hội, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking đã đăng tải video khẳng định sẽ hoàn tiền cho người tiêu dùng. Anh thông báo: “Tất cả những đơn hàng mua kẹo trên kênh của tôi, mọi người chỉ cần chụp ảnh và số đơn hàng để gửi cho kênh. Các bạn nhân viên sẽ xác nhận lại và mọi người sẽ được hoàn tiền 100% kể cả phí vận chuyển”.Chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking cho biết anh đã tạm ẩn những video trước, đồng thời chờ kết luận của cơ quan chức năng về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Người này khẳng định sẽ chịu mọi trách nhiệm trước người tiêu dùng cũng như trước pháp luật Việt Nam.Đồng thời, chủ tài khoản còn chia sẻ clip đã đến một số cơ quan chức năng để trình báo sự việc. Người này nói lý do: “Sản phẩm đúng hay sai không cần biết, nhà sản xuất phân phối đúng hay sai không biết nhưng tôi có sai, mình phải chịu trách nhiệm. Khách hàng là người trả tiền cho mình, mình phải chịu trách nhiệm với họ”.“Không phải sự việc này xảy ra tôi mới sợ mất chén cơm mà tôi luôn luôn sợ mất chén cơm. Mình làm việc mà khách hàng quay lưng thì mất chén cơm nên quan điểm của tôi là uy tín, trách nhiệm, không bào chữa cái sai cho mình”, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking chia sẻ thêm.Trước đó, Hoa hậu Thùy Tiên cũng vướng phải lùm xùm liên quan đến vụ quảng cáo “lố” sản phẩm kẹo rau củ Kera. Vụ việc khiến nàng hậu liên tục bị dân mạng nhắc tên, phải lên tiếng trên trang cá nhân.Trong bài viết, Miss Grand International 2021 gửi lời xin lỗi vì gây ra những lo lắng, băn khoăn cho mọi người. Người đẹp 9X chia sẻ thêm: “Tôi cũng như các bạn, rất mong muốn mọi chuyện sẽ được làm rõ một cách nhanh chóng và minh bạch nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không đúng với những gì tôi đã được cung cấp, tôi cam kết sẽ làm việc với nhà sản xuất để có những biện pháp mạnh mẽ nhất”.Đáng chú ý ở cuối bài viết, Thùy Tiên khẳng định thông tin mình chia sẻ dựa trên nhà máy cung cấp và xem vụ việc là bài học lớn đối với mình. Song dòng trạng thái của nàng hậu chưa khiến cộng đồng mạng hài lòng. Thậm chí, một số người dùng còn phản ứng cho rằng nàng hậu thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho nhà máy.Hiện tại, Bộ Y tế đã yêu cầu kiểm tra việc sản xuất và quảng cáo kẹo rau củ Kera, sau khi xuất hiện nhiều nội dung được cho là thổi phồng công dụng sản phẩm này.